Điểm neo
Đầm lầy Vĩnh An (Yongan Wetland)
Vốn là mỏ muối Ô Thụ Lâm (Wushulin) từ thời kỳ Nhật Bản chiế...
Lời khuyên du lịch
Đài quan sát ngắm chim chóc ở vùng đầm lầy, là thiên đường cho các tín đồ mê nhiếp ảnh và các nhà nghiên cứu sinh thái.
Dạo bước khu đầm lầy lúc hoàng hôn, ngắm ánh tà dương trải dài trên ruộng muối, cảm nhận cảm giác lãng mạn và bình yên.
Đi vào khu vực đầm lầy rộng lớn, chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt đẹp của các loài chim di cư trú đông.
Tham quan di tích trăm năm của ngành muối, khám phá văn hóa ruộng muối Đài Loan.
Giới thiệu
Tiền thân của vùng đầm lầy Vĩnh An là cánh đồng muối Ô Thụ Lâm, được đưa vào sử dụng từ năm 1908, từng là nơi sản xuất muối quan trọng ở miền nam Đài Loan, chứng kiến sự hưng thịnh và suy thoái của ngành muối Đài Loan. Trong thời kỳ Nhật thuộc, cánh đồng muối này phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đến năm 1952 sau khi chính quyền Quốc dân đảng tiếp quản, nó được cải tổ thành “Nhà máy muối Đài Loan”, tiếp tục phát triển ngành muối. Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi ngành nghề ở thập niên 1970, ngành công nghiệp muối dần dần suy thoái. Đến năm 1985, Công ty Điện lực Đài Loan đã mua lại khu đất này, dự định dùng làm địa điểm xây dựng mở rộng cho Nhà máy điện Hưng Đạt (Hsingda), cánh đồng muối hưng thịnh một thời đã chính thức trở thành lịch sử.

Công ty muối Ô Thụ Lâm (Wushulin Saltern)
Văn phòng Công ty muối Ô Thụ Lâm ở trong khu đầm lầy Vĩnh An, là công trình kiến trúc có giá trị lịch sử nhất trên vùng đất này. Tòa nhà văn phòng có kiến trúc Baroque truyền thống của Hà Lan châu Âu, kết hợp một phần phong cách Nhật Bản, đứng sừng sững giữa cánh đồng muối, vô cùng nổi bật. Sau khi cánh đồng muối bị bỏ hoang, văn phòng này trong một thời gian dài đã không có người coi sóc quản lý, cộng với sự ăn mòn của môi trường có hàm lượng muối cao, tòa nhà ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí có thời điểm còn được coi là công trình nguy hiểm. Khi nhận thức về văn hóa địa phương được nâng cao, Nhà máy điện Hưng Đạt bắt đầu chú ý đến di tích lịch sử này, năm 2006 đã đầu tư kinh phí để trùng tu khôi phục diện mạo ban đầu cho tòa nhà hàng trăm năm tuổi này, khiến nó trở thành di tích lịch sử quan trọng chứng kiến sự phát triển và suy thoái của ngành muối Đài Loan.

Văn phòng Công ty muối Ô Thụ Lâm đã tồn tại qua thời kỳ Nhật Bản đô hộ cho đến ngày nay. Mặt tiền của văn phòng rất đẹp, được ốp đá mài tinh xảo, văn phòng dù từ lâu đã không còn sử dụng, nhưng cảnh tượng tòa nhà đứng lặng lẽ trên cánh đồng muối rộng lớn, vẫn mang lại một bầu không khí lịch sử, tựa hồ đang kể về sự thịnh vượng đã qua của ngành muối nơi đây, là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc.

Công viên thiên nhiên rừng ngập mặn Vĩnh An: Sự cộng sinh giữa sinh thái và quyền con người
Đầm lầy Vĩnh An trước đây là vùng ruộng muối, sau này do Công ty Điện lực Đài Loan xây dựng Nhà máy nhiệt điện Hưng Đạt tại đây dẫn đến tình trạng ô nhiễm tro than nghiêm trọng, không thể phơi muối được. Năm 1986, Công ty Điện lực Đài Loan đã lên kế hoạch sử dụng nơi này làm bãi trữ than, nhưng người dân địa phương và các nhà môi trường vào cuộc phản đối, cuối cùng được sự ủng hộ của chính phủ, năm 1996 nơi đây đã đổi tên thành “Công viên thiên nhiên rừng ngập mặn Vĩnh An”. Ngày nay, nơi này không chỉ từng chứng kiến sự chuyển đổi ngành nghề của Đài Loan, mà còn trở thành khu vực có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú nhất ở vùng duyên hải Cao Hùng, là nơi sinh sống của nhiều loài chim chóc và động thực vật thủy sinh. Đây còn là địa điểm quan trọng để quan sát hệ sinh thái tự nhiên, thúc đẩy giáo dục môi trường, đồng thời cũng thể hiện giá trị bền vững của sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.


Vùng đất sinh thái quý giá, nơi rừng ngập mặn và chim chóc cùng tồn tại
Đầm lầy Vĩnh An có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, không chỉ có thể chắn gió, làm chắc đất, bảo vệ bờ kè, làm sạch nước, mà còn là nơi sinh sống quan trọng của nhiều loài sinh vật. Rừng ngập mặn của Đài Loan chủ yếu có cây trang, mắm ổi, cọc vàng, đước chằng, ở phía nam đa phần là cây mắm ổi và cọc vàng, tạo thành một hàng rào xanh đa dạng sinh thái.

Hằng năm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, các loài chim di cư quý hiếm như cò thìa mặt đen di cư từ phương bắc tới, số lượng đạt đỉnh điểm vào tháng 1 đến tháng 3, khiến vùng đầm lầy này trở thành môi trường sống quan trọng cho chúng trú đông và kiếm ăn. Ngoài ra, cánh đồng muối Vĩnh An là vùng đất ngập nước mặn lớn nhất ở miền nam Đài Loan, thu hút hơn 110 loài chim đến trú ngụ, bao gồm các loài trong danh sách bảo vệ cấp 1 là cò thìa mặt đen, hạc Nhật Bản, chim cắt lớn và các loài được bảo vệ cấp 2 là hạc đen, chim ưng biển, chim nhàn nhỏ, v.v. Vào mùa xuân và mùa thu, có rất nhiều loài chim nước di cư thuộc họ sò mò dừng chân tại đây, tạo nên cảnh quan vô cùng ngoạn mục, thu hút nhiều người yêu thiên nhiên đến chiêm ngưỡng khám phá.


Nhờ nguồn tài nguyên sinh thái phong phú, năm 1999 đầm lầy Vĩnh An đã được Tổ chức bảo tồn chim quốc tế đưa vào danh sách Vùng Chim quan trọng (IBA), đồng thời năm 2018 được được Bộ Nội vụ Đài Loan đánh giá là vùng đầm lầy quan trọng cấp địa phương. Nơi đây không chỉ có những hành lang thực vật ngập mặn xanh tươi, mà còn là thiên đường của các loài chim di cư, thể hiện rõ sức sống mãnh liệt của hệ sinh thái đất ngập nước.

Công ty muối Ô Thụ Lâm (Wushulin Saltern)
Văn phòng Công ty muối Ô Thụ Lâm ở trong khu đầm lầy Vĩnh An, là công trình kiến trúc có giá trị lịch sử nhất trên vùng đất này. Tòa nhà văn phòng có kiến trúc Baroque truyền thống của Hà Lan châu Âu, kết hợp một phần phong cách Nhật Bản, đứng sừng sững giữa cánh đồng muối, vô cùng nổi bật. Sau khi cánh đồng muối bị bỏ hoang, văn phòng này trong một thời gian dài đã không có người coi sóc quản lý, cộng với sự ăn mòn của môi trường có hàm lượng muối cao, tòa nhà ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí có thời điểm còn được coi là công trình nguy hiểm. Khi nhận thức về văn hóa địa phương được nâng cao, Nhà máy điện Hưng Đạt bắt đầu chú ý đến di tích lịch sử này, năm 2006 đã đầu tư kinh phí để trùng tu khôi phục diện mạo ban đầu cho tòa nhà hàng trăm năm tuổi này, khiến nó trở thành di tích lịch sử quan trọng chứng kiến sự phát triển và suy thoái của ngành muối Đài Loan.
Văn phòng Công ty muối Ô Thụ Lâm đã tồn tại qua thời kỳ Nhật Bản đô hộ cho đến ngày nay. Mặt tiền của văn phòng rất đẹp, được ốp đá mài tinh xảo, văn phòng dù từ lâu đã không còn sử dụng, nhưng cảnh tượng tòa nhà đứng lặng lẽ trên cánh đồng muối rộng lớn, vẫn mang lại một bầu không khí lịch sử, tựa hồ đang kể về sự thịnh vượng đã qua của ngành muối nơi đây, là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc.
Công viên thiên nhiên rừng ngập mặn Vĩnh An: Sự cộng sinh giữa sinh thái và quyền con người
Đầm lầy Vĩnh An trước đây là vùng ruộng muối, sau này do Công ty Điện lực Đài Loan xây dựng Nhà máy nhiệt điện Hưng Đạt tại đây dẫn đến tình trạng ô nhiễm tro than nghiêm trọng, không thể phơi muối được. Năm 1986, Công ty Điện lực Đài Loan đã lên kế hoạch sử dụng nơi này làm bãi trữ than, nhưng người dân địa phương và các nhà môi trường vào cuộc phản đối, cuối cùng được sự ủng hộ của chính phủ, năm 1996 nơi đây đã đổi tên thành “Công viên thiên nhiên rừng ngập mặn Vĩnh An”. Ngày nay, nơi này không chỉ từng chứng kiến sự chuyển đổi ngành nghề của Đài Loan, mà còn trở thành khu vực có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú nhất ở vùng duyên hải Cao Hùng, là nơi sinh sống của nhiều loài chim chóc và động thực vật thủy sinh. Đây còn là địa điểm quan trọng để quan sát hệ sinh thái tự nhiên, thúc đẩy giáo dục môi trường, đồng thời cũng thể hiện giá trị bền vững của sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Vùng đất sinh thái quý giá, nơi rừng ngập mặn và chim chóc cùng tồn tại
Đầm lầy Vĩnh An có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, không chỉ có thể chắn gió, làm chắc đất, bảo vệ bờ kè, làm sạch nước, mà còn là nơi sinh sống quan trọng của nhiều loài sinh vật. Rừng ngập mặn của Đài Loan chủ yếu có cây trang, mắm ổi, cọc vàng, đước chằng, ở phía nam đa phần là cây mắm ổi và cọc vàng, tạo thành một hàng rào xanh đa dạng sinh thái.
Hằng năm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, các loài chim di cư quý hiếm như cò thìa mặt đen di cư từ phương bắc tới, số lượng đạt đỉnh điểm vào tháng 1 đến tháng 3, khiến vùng đầm lầy này trở thành môi trường sống quan trọng cho chúng trú đông và kiếm ăn. Ngoài ra, cánh đồng muối Vĩnh An là vùng đất ngập nước mặn lớn nhất ở miền nam Đài Loan, thu hút hơn 110 loài chim đến trú ngụ, bao gồm các loài trong danh sách bảo vệ cấp 1 là cò thìa mặt đen, hạc Nhật Bản, chim cắt lớn và các loài được bảo vệ cấp 2 là hạc đen, chim ưng biển, chim nhàn nhỏ, v.v. Vào mùa xuân và mùa thu, có rất nhiều loài chim nước di cư thuộc họ sò mò dừng chân tại đây, tạo nên cảnh quan vô cùng ngoạn mục, thu hút nhiều người yêu thiên nhiên đến chiêm ngưỡng khám phá.
Nhờ nguồn tài nguyên sinh thái phong phú, năm 1999 đầm lầy Vĩnh An đã được Tổ chức bảo tồn chim quốc tế đưa vào danh sách Vùng Chim quan trọng (IBA), đồng thời năm 2018 được được Bộ Nội vụ Đài Loan đánh giá là vùng đầm lầy quan trọng cấp địa phương. Nơi đây không chỉ có những hành lang thực vật ngập mặn xanh tươi, mà còn là thiên đường của các loài chim di cư, thể hiện rõ sức sống mãnh liệt của hệ sinh thái đất ngập nước.
Thông tin cảnh đẹp
Thời gian mở cửa: Chủ nhật:08:00 – 16:30
Thứ Hai:Ngày nghỉ
Thứ Ba:08:00 – 16:30
Thứ Tư:08:00 – 16:30
Thứ Năm:Ngày nghỉ
Thứ Sáu:08:00 – 16:30
Thứ Bảy:08:00 – 16:30
Điện thoại: +886-7-6913037
Liên kết liên quan: Trang web Đội ngũ người hâm mộ
Thiết bị dịch vụ
Thông tin giao thông
Sau khi vào, có thể lựa chọn phương thức giao thông thích hợp theo nơi xuất phát của bạn Cảnh đẹp xung quanh Thêm nhiều cảnh đẹp